[V]TT Xkul
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
[V]TT Xkul

Chào mừng các bạn đến với Forum VTT Xkul
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Võ Trường Toản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả Thông điệp
vietnam1601
Administrator
Administrator
vietnam1601



Võ Trường Toản Vide
Bài gửiTiêu đề: Võ Trường Toản   Võ Trường Toản EmptyMon Mar 24, 2008 7:15 pm

Võ Trường Toản (? - 27 tháng 7 năm 1792) hiệu là Sùng Đức, quê làng Thanh Kệ, dinh Quảng Đức (nay thuộc huyện Quảng Điền, Huế), sau vào Nam, ngụ tại huyện Bình Dương, phủ Gia Ðịnh (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông nổi tiếng là một người thầy đạo cao, đức trọng, uyên bác hơn người tại miền Nam Việt Nam.

Thân thế và sự nghiệp
Tổ tiên gốc người Hoa lánh nạn Mãn Thanh. Rồi theo làn sóng Nam tiến của người Việt, sau cuộc hôn nhân của công nữ Ngọc Vạn, con gái thứ hai của Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên với vua Chân Lạp Chei Chetta (1668-1628), tổ tiên Võ Trường Toản cũng từ miền Trung vào Nam lập nghiệp.

Trong thời chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn Ánh, ông ở ẩn, mở trường dạy học, không tham gia vào chính sự. Học trò của ông khá đông và nhiều người nổi tiếng như Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh, Ngô Tùng Châu, Phạm Ðăng Hưng, Lê Bá Phẩm, Phạm Ngọc Uẩn vv...

Nguyễn Phúc Ánh rất mến mộ ông, nên mỗi khi ghé Gia Định thường triệu ông đến giảng sách, đàm đạo. Nguyễn Phúc Ánh muốn trọng dụng ông, nhưng ông khéo léo từ chối, chỉ tiến chúa Nguyễn 10 điều về phương lực cứu quốc và kiến quốc.

Võ Trường Toản được các sĩ phu Nam Bộ tôn là "Thái sơn Bắc đẩu", là "Gia Định xử sĩ". Ông mất ngày mồng 9 tháng 6 năm Nhâm Tý (tức 27 tháng 7, 1792). Lúc mất ông được nhà Nguyễn tặng danh hiệu "Gia Ðịnh xử sĩ Sùng Đức Võ tiên sinh"[2] để khắc vào bia mộ, và đôi liễn truy điệu:

Triều hữu huân danh, bán thuộc hà phần cực học;
Đẩu nam phong giáo, tề khâm nhạc lộc dư hay.
Để tưởng nhớ công đức của ông, học trò cũ đã viết đôi liễn:

Sinh tiên giáo huấn đắc nhân, vô tử nhi hữu tử
Một hậu thịnh danh tại thế, tuy vong giả bất vong"
(Dịch nghĩa: Lúc sống dạy dỗ được người, không con cũng như có.
Chết, tiếng tăm còn để, mất mà chẳng mất).
Hài cốt ông lúc đầu được chôn tại làng Hòa Hưng, huyện Bình Dương. Năm 1855, Phan Thanh Giản tâu xin lập miếu thờ ông tại làng Hòa Hưng. Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ (1862), Phan Thanh Giản cùng với đốc học Vĩnh Long Nguyễn Thông, hiệp trấn An Giang Phạm Hữu Chánh, cùng với nhiều sĩ phu khác đứng ra lo việc cải táng Võ Trường Toản về làng Bảo Thạnh, Ba Tri, Bến Tre, với ý nghĩa là không để mộ thầy nằm trong vùng Pháp tiến chiếm.

Tác phẩm của Võ Trường Toản hầu như bị thất lạc hết, chỉ còn lưu truyền bài "Hoài cổ phú", viết bằng quốc âm, dài 24 câu.

Khu mộ và đền thờ
Khu mộ của Võ Trường Toản, vợ và con gái (vợ chồng ông chỉ sinh được 1 gái, đã bị bệnh mất từ nhỏ) được xây dựng theo dạng voi phục, nằm trong khuôn viên thoáng rộng. Ở ngoài khu mộ, phía bên phải là một nhà thờ nhỏ, đẹp với mái cong, hai tầng, và bên trong có đặt tượng của ông.

Di tích khu mộ và đền thờ đã được Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 31 tháng 08 năm 1998

Võ Trường Toản 250px-M%E1%BB%99_V%C3%B5_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_To%E1%BA%A3n
Võ Trường Toản 250px-T%C6%B0%E1%BB%A3ng_V%C3%B5_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_To%E1%BA%A3n
:afro: --admin babytiger-- :afro:
Về Đầu Trang Go down
 

Võ Trường Toản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
[V]TT Xkul :: [V]TT Xkul - Introduction :: Lịch Sử [V]TT Xkul -
Võ Trường Toản Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

vietnam1601
vietnam1601
Administrator
Administrator


Bài gửiTiêu đề: Võ Trường Toản Võ Trường Toản EmptyMon Mar 24, 2008 7:15 pm
Võ Trường Toản (? - 27 tháng 7 năm 1792) hiệu là Sùng Đức, quê làng Thanh Kệ, dinh Quảng Đức (nay thuộc huyện Quảng Điền, Huế), sau vào Nam, ngụ tại huyện Bình Dương, phủ Gia Ðịnh (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông nổi tiếng là một người thầy đạo cao, đức trọng, uyên bác hơn người tại miền Nam Việt Nam.

Thân thế và sự nghiệp
Tổ tiên gốc người Hoa lánh nạn Mãn Thanh. Rồi theo làn sóng Nam tiến của người Việt, sau cuộc hôn nhân của công nữ Ngọc Vạn, con gái thứ hai của Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên với vua Chân Lạp Chei Chetta (1668-1628), tổ tiên Võ Trường Toản cũng từ miền Trung vào Nam lập nghiệp.

Trong thời chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn Ánh, ông ở ẩn, mở trường dạy học, không tham gia vào chính sự. Học trò của ông khá đông và nhiều người nổi tiếng như Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh, Ngô Tùng Châu, Phạm Ðăng Hưng, Lê Bá Phẩm, Phạm Ngọc Uẩn vv...

Nguyễn Phúc Ánh rất mến mộ ông, nên mỗi khi ghé Gia Định thường triệu ông đến giảng sách, đàm đạo. Nguyễn Phúc Ánh muốn trọng dụng ông, nhưng ông khéo léo từ chối, chỉ tiến chúa Nguyễn 10 điều về phương lực cứu quốc và kiến quốc.

Võ Trường Toản được các sĩ phu Nam Bộ tôn là "Thái sơn Bắc đẩu", là "Gia Định xử sĩ". Ông mất ngày mồng 9 tháng 6 năm Nhâm Tý (tức 27 tháng 7, 1792). Lúc mất ông được nhà Nguyễn tặng danh hiệu "Gia Ðịnh xử sĩ Sùng Đức Võ tiên sinh"[2] để khắc vào bia mộ, và đôi liễn truy điệu:

Triều hữu huân danh, bán thuộc hà phần cực học;
Đẩu nam phong giáo, tề khâm nhạc lộc dư hay.
Để tưởng nhớ công đức của ông, học trò cũ đã viết đôi liễn:

Sinh tiên giáo huấn đắc nhân, vô tử nhi hữu tử
Một hậu thịnh danh tại thế, tuy vong giả bất vong"
(Dịch nghĩa: Lúc sống dạy dỗ được người, không con cũng như có.
Chết, tiếng tăm còn để, mất mà chẳng mất).
Hài cốt ông lúc đầu được chôn tại làng Hòa Hưng, huyện Bình Dương. Năm 1855, Phan Thanh Giản tâu xin lập miếu thờ ông tại làng Hòa Hưng. Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ (1862), Phan Thanh Giản cùng với đốc học Vĩnh Long Nguyễn Thông, hiệp trấn An Giang Phạm Hữu Chánh, cùng với nhiều sĩ phu khác đứng ra lo việc cải táng Võ Trường Toản về làng Bảo Thạnh, Ba Tri, Bến Tre, với ý nghĩa là không để mộ thầy nằm trong vùng Pháp tiến chiếm.

Tác phẩm của Võ Trường Toản hầu như bị thất lạc hết, chỉ còn lưu truyền bài "Hoài cổ phú", viết bằng quốc âm, dài 24 câu.

Khu mộ và đền thờ
Khu mộ của Võ Trường Toản, vợ và con gái (vợ chồng ông chỉ sinh được 1 gái, đã bị bệnh mất từ nhỏ) được xây dựng theo dạng voi phục, nằm trong khuôn viên thoáng rộng. Ở ngoài khu mộ, phía bên phải là một nhà thờ nhỏ, đẹp với mái cong, hai tầng, và bên trong có đặt tượng của ông.

Di tích khu mộ và đền thờ đã được Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 31 tháng 08 năm 1998

Võ Trường Toản 250px-M%E1%BB%99_V%C3%B5_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_To%E1%BA%A3n
Võ Trường Toản 250px-T%C6%B0%E1%BB%A3ng_V%C3%B5_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_To%E1%BA%A3n
:afro: --admin babytiger-- :afro:
Võ Trường Toản Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
[V]TT Xkul :: 

[V]TT Xkul - Introduction

 :: 

Lịch Sử [V]TT Xkul

-
đây là phần mình làm còn các bạn mún chỉnh sửa vị trí profile ở đây: